您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Trabzonspor vs Bodrum, 21h45 ngày 2/4: Vé cho chủ nhà
NEWS2025-04-05 08:42:54【Kinh doanh】9人已围观
简介 Pha lê - 02/04/2025 09:48 Thổ Nhĩ Kỳ tổng thống mỹtổng thống mỹ、、
很赞哦!(2991)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Olimpija vs Beltinci, 21h00 ngày 3/4: Cửa trên đáng tin
- Vì sao Đà Nẵng thành ‘Thiên đường du lịch’ hút triệu khách đến mỗi năm
- Sự thật về người chồng giám đốc bao cô gái mơ ước qua tâm sự của vợ
- Bánh mỳ hình 'của quý' hút khách nườm nượp
- Nhận định, soi kèo Basel vs Grasshoppers, 1h30 ngày 4/4: Lên đỉnh bảng
- Kinh hoàng nạn săn người bạch tạng ở châu Phi mỗi mùa bầu cử
- Cặp đôi ông cháu chênh nhau 55 tuổi muốn có con chung bất chấp dư luận
- Người tình phụ bạc theo con giám đốc, tôi khiến anh ta có đám cưới không thể quên
- Nhận định, soi kèo Dunbeholden vs Chapelton, 03h30 ngày 4/4: Khách đáng tin
- Trung Thu rộn tiếng cười của các học sinh vùng biên giới
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al
Ảnh: T.A.
Đi làm về, anh cũng chỉ ôm điện thoại, ít khi chơi với con để tôi làm việc nhà. Con khóc hay hư, anh đều mắng chửi tôi không biết dạy con, nuông chiều làm con hư hỏng. Lúc nóng giận anh đánh con rất nặng. Dù vậy, anh cũng rất thương con.
Chồng tôi hay đi công tác. Tôi vừa đi làm vừa chăm 2 con, đưa đón con đi học. Mẹ bệnh con bệnh đều một mình chăm lo. Anh thành quen nên khi đi công tác xa mà biết con ốm anh cũng chẳng mấy khi hỏi thăm, hoặc vợ ốm cũng chỉ hỏi một hai câu qua loa.
Hơn 2 năm nay, chồng tôi ngủ riêng, không màng đến vợ dù tôi cũng tâm sự nhỏ to, làm đủ cách để cải thiện tình cảm vợ chồng. Anh cáu gắt, thậm chí thẳng thừng hất, đá tôi nếu lỡ động chạm vào người anh. Dần dần tôi không có cảm hứng với chồng, ít nói chuyện, ít tâm sự.
Anh từng nói với tôi rằng nếu vợ chồng sống với nhau mà quan trọng chuyện tình dục, tốt nhất nên bỏ thì hơn. Tôi không nghĩ anh có người khác vì trước giờ anh khá chuẩn mực trong vấn đề này, nhưng cũng không chắc chắn vì anh đi thường xuyên.
Việc gia đình bên nội, anh cũng chẳng mấy khi chia sẻ với tôi. Thậm chí khi cần chi số tiền lớn cho nhà nội, anh cũng không hề báo trước, cần là bảo tôi đưa ngay. Anh ít quan tâm đến nhà vợ. Mẹ tôi bệnh vào thành phố nhập viện, tôi đóng 5 triệu viện phí thì anh khó chịu, bảo tôi nói anh chị em đóng góp. Còn ba mẹ anh khám chữa bệnh, anh tự bỏ vài chục triệu ra không cần ai đóng góp, cũng không hỏi qua ý kiến của tôi.
Anh hay dùng lời lẽ nặng nề xúc phạm tôi mỗi khi tranh luận việc gì và tỏ vẻ coi thường vợ. Chồng đi xa, tôi đưa đón, chăm con hơi cực nhưng thoải mái đầu óc hơn những lúc anh có nhà. Có anh, tôi lại thấy không khí mệt mỏi vô cùng vì anh quát vợ mắng con. Tôi tâm sự xem anh có áp lực về công việc không thì anh cau có bảo tôi nhiều chuyện, lo làm tốt việc của mình đi...
Thực sự tôi đã cố gắng chịu đựng một thời gian dài, cố gắng nhẫn nhịn, tâm sự để tháo gỡ nhưng anh không hợp tác. Cuộc sống bế tắc. Nhìn bề ngoài, gia đình tôi vẫn bình thường nhưng lòng tôi dậy sóng, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến việc ly hôn, rồi tự nhủ cố gắng thêm một thời gian nữa vì các con.
Tôi sợ ly hôn các con sẽ thiếu thốn tình cảm, vật chất vì tôi không thể lo cho con đầy đủ như có đủ cha mẹ. Tôi cũng không dám tâm sự với gia đình vì chuyện vợ chồng tế nhị và sợ mọi người buồn.
Xin hãy chia sẻ cùng tôi.
Tâm sự của anh chồng bị vợ đòi 200 ngàn đồng mỗi lần ân ái
Vợ chồng tôi độc lập tài chính. Cô ấy nói, tôi không đưa lương thì phải trả tiền vợ chồng quan hệ.
">Tâm sự bế tắc của người vợ có chồng hờ hững
Em bé 3 tháng tuổi bị mẹ bỏ quên trên đường phố suốt 40 phút Theo nguồn tin từ cảnh sát, người phụ nữ trẻ trước đó đã cãi nhau nảy lửa với người tình và say xỉn. Đội ngũ điều tra cũng tới nhà hàng nơi diễn ra vụ cãi vã của cả hai trước sự chứng kiến của các nhân chứng.
“Sau khi cãi nhau, người phụ nữ đã bỏ đứa con trai 3 tháng tuổi trong xe đẩy ở ngoài đường và say xỉn. Người này không nhớ nổi điều gì đã xảy ra. Chỉ khi cảnh sát hỏi tới, cô ấy mới biết đã quên mất con”, đại diện phía cảnh sát địa phương cho biết.
Trước đó, em bé cùng mẹ tới đảo Tenerife ở Tây Ban Nha để nghỉ dưỡng Rất may mắn em bé không gặp phải rắc rối và khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, bà mẹ bị đưa về đồn để điều tra.
Một nguồn tin từ tòa án cho hay, người phụ nữ bỏ mặc con trai 3 tháng tuổi ở xe đẩy suốt 40 phút ngoài đường, vào thời điểm 11h tối ngày 27/8 theo giờ địa phương. Với hành vi này, vị khách người Anh nhận bản án 6 tháng tù giam, nhưng sẽ được hưởng án treo trong 2 năm với điều kiện không tái phạm.
Những màn 'chặt chém' du khách tai tiếng của du lịch Việt
Không chỉ các dịp nghỉ lễ, tình trạng "chặt chém" du khách vẫn diễn ra ở nhiều điểm đến du lịch. Nhiều trường hợp đã bị lực lượng chức năng xử phạt.
">Đưa con 3 tháng tuổi ra nước ngoài du lịch, bà mẹ trẻ 'quên' con ngoài đường
Mực nước hồ Rào Quán ngày càng xuống thấp.
Việc đánh bắt cá vào mùa này càng trở nên khó khăn.
Mùa khô năm nay, mực nước tại hồ thủy điện Rào Quán xuống mức kỷ lục, khiến cho việc mưu sinh của người dân địa phương trở nên chật vật. Trước đây, khi nước trong hồ còn dâng cao, mỗi ngày đánh bắt trên lòng hồ bà con cũng thu được vài trăm ngàn đồng.
Nhưng hiện nay, mỗi ngày thả lưới nhiều nhất cũng được chừng 5-7 kg cá rô phi và các loại cá giá trị thấp nên nguồn thu chỉ chừng 100-120 ngàn đồng.
Ông Lê Minh Thủy đã có quá trình 10 năm hành nghề đánh cá giữa lòng hồ.
Vừa đến hồ thì gió lớn nổi lên, ông Trần Hữu Anh (54 tuổi, ở thôn Tân Linh, xã Hướng Tân) phải ngồi đợi trên bờ. Hành nghề đánh cá tại hồ Rào Quán hơn 10 năm nay, ông Anh đã nếm trải đủ mọi vất vả nhưng vẫn cố duy trì công việc cực nhọc này mong kiếm mỗi ngày trăm ngàn để sống.
Ông Anh có 3 đứa con đang đi học, đứa nhỏ lớp 10, đứa thứ hai học hết lớp 12.
“Nước hồ cạn xuống ảnh hưởng rất lớn đến việc mưu sinh. Lúc nước lên, mặt hồ mênh mông thì việc đánh bắt dễ dàng. Khi nước cạn, cá ra sâu thì đánh bắt khó hơn”, ông Anh cho hay.
Vợ chồng anh Lợi, chị Khuê thả lưới trên hồ nhưng chỉ bắt được ít cá, tép.
Không thể ngồi chờ gió yên lặng, vợ chồng anh Lợi, chị Khuê (xã Hướng Tân) vẫn quyết tâm dong thuyền ra hồ thả lưới. Một giờ trôi qua nhưng vợ chồng anh chỉ đánh được một ít tép và cá bống. “Mùa mưa nước to, dù lạnh và vất vả nhưng mỗi ngày cũng kiếm được 500 ngàn, nhưng mùa này chỉ còn 200-300 ngàn, không đủ ăn trong ngày”, anh Lợi chia sẻ.
Dẫu tuổi đã cao nhưng ông Lê Minh Thủy (gần 70 tuổi, thôn Trằm, Hướng Tân) vẫn ngày ngày ra hồ thả lưới để mưu sinh. Rời vùng quê Triệu Lăng lên đây sinh sống với con, ông hàng ngày đi thả lưới, vợ ở nhà trồng trọt, chăn nuôi.
Mực nước xuống thấp ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục hộ dân.
Từ ngày hồ Rào Quán được ngăn lại làm thủy điện, ông đã bám lấy công việc đánh bắt cá trong lòng hồ để sinh sống. Ông Thủy nói rằng: “Hơn 10 năm gắn bó với nghề mà không đủ ăn. Bây giờ tuổi cao rồi, việc đánh bắt cũng không được thường xuyên nên thu nhập giảm sút. Đến khi đau đi viện cũng không có tiền trang trải chi phí và mua thuốc”.
Ông Anh và vợ dong thuyền ra hồ đánh cá.
Ông Thủy cho hay, những khi đánh bắt may mắn thì được gần 10 kg, bình thường chừng 5-7 kg. Mỗi kg cá bán được khoảng 20 ngàn thì cũng chỉ được 180-200 ngàn mỗi ngày.
Dù bản thân còn trẻ, khỏe, hàng ngày theo các cụ ông trong làng ra hồ đánh lưới, anh Nguyễn Công Dương cũng không còn hào hứng với nghề đánh cá. Nhưng vì cuộc sống, vợ chồng anh phải bám nghề để kiếm gạo qua ngày.
Dù khó khăn nhưng nhiều hộ vẫn quyết bám nghề.
Anh Dương chia sẻ: “Ngày thường đánh bắt rất hiếm gặp được cá to, chủ yếu là các loại cá rô, cá trắm, cá chép... Khi nào gió to, mưa lớn không đánh cá được thì phải ở nhà. Bởi có mạo hiểm đánh thuyền ra hồ thả lưới cũng nhiều lần phải trở về tay không”.
Hành nghề giữa lòng hồ, những người dân nơi đây đều trông cậy vào thời tiết, mong trời sóng yên, gió lặng để sinh sống. Thế nhưng, cá tôm ngày càng ít dần khiến nguồn thu nhập của bà con trở nên bấp bênh.
Một thanh niên trẻ đánh bắt trở về chỉ thu được 5 kg cá rô phi.
“Khó khăn nhưng cũng quyết bám nghề, bởi mình là con nhà ngư nghiệp nên không làm nghề này thì lấy gì để sinh sống. Trồng cây cà phê thì ngày càng thua lỗ, cây hoa màu thì không quen”, anh Lợi trăn trở.
Xóm Gò Mả Sài Gòn: 3-4 ngôi mộ nằm trước cửa nhà
Dù sống cảnh chật chội, ô nhiễm bên cạnh người chết mấy chục năm, nhưng mọi người trong xóm không ai muốn rời đi.
">Quảng Trị: Người dân chật vật mưu sinh giữa lòng hồ thủy điện
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Qarabag, 20h00 ngày 2/4: Hướng tới cú đúp
Rachael Minaway, 32 tuổi và một người bạn đến thành phố Honolulu, tiểu bang Hawaii (Mỹ) để tận hưởng chuyến du lịch.
Tuy nhiên, trong lúc di chuyển trên một chiếc xe cho thuê, ngón tay của Rachael đã bị kẹt và gãy móng.
Rachael đã có trải nghiệm đáng nhớ khi du lịch tại Mỹ Ban đầu Rachael nghĩ nó chỉ là một vết thương nhỏ, tuy nhiên cô phải đến một trung tâm y tế khi ngón tay bắt đầu tê liệt. Google Maps chỉ cô đến một phòng cấp cứu bệnh viện gần nhất khi cô tìm địa chỉ điều trị.
Một bác sĩ tại bệnh viện cho biết, cô nên loại bỏ móng tay với phương pháp gây mê.
Sau 30 phút, Rachael đến quầy tiếp tân và được trao hóa đơn y tế. Theo đó, bệnh viện yêu cầu cô phải trả trước số tiền là 1.200 đô la Australia (khoảng 20 triệu đồng). Cô cũng được nhắn là họ sẽ không để cô rời đi cho đến khi số tiền được trả.
‘Tôi đã phải trả tiền ngay tại chỗ. Tôi đã nói với họ rằng chúng tôi chỉ mới hạ cánh. Nhưng họ không cho phép chúng tôi rời đi mà không trả tiền’, nữ hành khách nói.
May mắn, du khách này đã mua bảo hiểm cho chuyến đi và được công ty bảo hiểm của mình lo toàn bộ các chi phí.
Nhưng mọi chuyện chưa kết thúc ở đó. Sau khi trở về nhà ở Sydney, Rachael bị ngập trong vô số hóa đơn từ bệnh viện yêu cầu cô phải trả tổng cộng 2.500 đô la Australia - chỉ vì một chiếc móng bị gãy.
Nữ du khách gặp sự cố vì móng tay gãy Bà mẹ một con này là người thường dùng phương tiện truyền thông chia sẻ về những chuyến du lịch ra nước ngoài kỳ lạ của bản thân trên tài khoản Instagram. Nhưng Rachael nói rằng cô chưa bao giờ phải đối mặt với tình huống như thế này trước đây.
‘Tôi từng nghe nói về chi phí y tế đắt đỏ ở Mỹ nhưng không bao giờ nghĩ hóa đơn viện phí cho một thứ nhỏ như móng tay cũng đắt đến vậy’, cô nói.
‘Đây là một điều khá khó chịu. Lúc đó tôi đang mang thai sáu tháng và tôi cứ tưởng tượng nếu không có bảo hiểm, thực sự phải tự trả tất cả, tôi không biết phải làm thế nào’, cô nói thêm.
Blogger du lịch phải đóng Instagram vì bức ảnh nhạy cảm trên cánh đồng lúa
Một người mẫu, blogger du lịch phải đóng tài khoản Instagram vì những chỉ trích gay gắt sau khi đăng bức ảnh mặc bikini trên cánh đồng lúa ở Bali (Indonesia).
">Nữ du khách mất 41 triệu đồng vì móng tay bị gãy ở Mỹ
Chùa Mía (xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) là ngôi chùa có bề dày lịch sử, được đông đảo người dân và du khách lui tới thăm quan, chiêm bái.
Ngôi chùa này còn ẩn chứa câu chuyện mang đượm lòng từ bi mà khi nhắc đến bất cứ ai cũng cảm thấy ấm lòng.
Cổng chùa Mía, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội Dạo bước qua cánh cổng làng Đông Sàng, tôi lạc chân vào không gian tĩnh lặng, mát mẻ của chùa Mía.
Vị ni sư đang ngồi trong gian phòng khách, trò chuyện cùng mấy đứa trẻ xưng hô thân thiết với bà là mẹ - con.
Thị phi thêu dệt
17 năm nuôi 7 đứa trẻ bị bỏ rơi, ni sư Thích Đàm Thanh - quản lý chùa Mía bị bủa vây bởi những thị phi.
Thế nhưng, bà vẫn bỏ ngoài tai, ngày ngày chăm sóc, nuôi dạy những đứa trẻ nên người. Khi các con lớn, bà cho về Hà Nội học, niềm vui mỗi ngày của bà là gọi điện facetime (cuộc gọi hình ảnh) trò chuyện cùng các con.
Ni sư Thích Đàm Thanh trò chuyện cùng con qua điện thoại ‘Lâu lâu, không nghe tiếng lũ trẻ lại thấy nhớ, chùa cảm giác vắng vẻ hơn. Tuần nào tôi cũng xuống thăm, xem xét điều kiện sinh hoạt, nề nếp của chúng. Nói là kiểm tra nhưng thực tế tôi rất yên lòng về các con của mình’, ni sư Thích Đàm Thanh bộc bạch.
Đôi mắt xa xăm, giọng trầm lại, ni sư nhớ về khoảng thời gian bà quyết định nuôi trẻ.
Ni sư vào chùa tu hành từ năm 17 tuổi. Nhiều lần, bà cùng ni trưởng Thích Đàm Cẩn (trụ trì chùa Mía) làm thiện nguyện ở các trung tâm nuôi trẻ mồ côi, thấy các trẻ ở đó không thiếu về vật chất nhưng thiếu tình thương, thiếu tổ ấm gia đình.
Xuất phát từ đó, bà xin phép ni sư trụ trì, nếu gặp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, sẽ đón các cháu về nuôi, cho cháu mái ấm tình thương và nuôi cháu như một công dân đáng yêu. Nhận được sự đồng ý của ni sư trụ trì, mỗi lần có duyên gặp các y, bác sĩ hay ai làm trong viện, bà đều nhắn nhủ tâm nguyện của mình.
Bức ảnh 3 cô con gái nuôi của sư cô Thích Đàm Thanh ngày nhỏ được treo ngay cửa phòng học tập Kể về đứa con đầu tiên nhận nuôi, ni sư Thích Đàm Thanh cho biết, vào cuối mùa đông năm 2002, bà nhận được tin có cháu nhỏ mới sinh nhưng mẹ cháu gặp trắc trở trong cuộc sống, không đủ khả năng chăm sóc con nhỏ. Ni sư liền đón về chùa và báo cho nhân dân, phật tử cùng chính quyền địa phương biết rõ sự tình.
Sau một thời gian, cháu bé đầu tiên được chính quyền tạo điều kiện, hoàn thiện pháp lý với giấy khai sinh là Trịnh Yến Nhi.
Đến đầu năm 2003, một đứa trẻ khác không rõ lai lịch được đặt trước cổng chùa. Ni sư nghĩ rằng, chắc mẹ cháu biết nhà chùa nuôi trẻ nên mới đến gửi gắm, mong con mình được chăm sóc nên người.
Theo lời ni sư, thời điểm này ở miền Bắc, việc nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi còn khá mới mẻ. Bởi vậy, khi nuôi trẻ trong chùa, bà gặp nhiều trở ngại, nhất là vướng mắc về thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó, bà cũng không tránh khỏi những dèm pha.
Một số tin đồn nói đứa bé là con ruột do bà sinh ra, bà dùng cách đó để hợp thức hóa. Cũng có người chưa hiểu tung tin, bà lợi dụng để chăm sóc các cháu trong gia đình, họ hàng.
'Nhiều phật tử và nhân dân nơi tôi tu hành nghe được những câu chuyện đó, đều giải thích, mong mọi người hiểu rõ bản chất vấn đề. Hơn nữa, các phật tử đến chùa, gặp tôi thường xuyên, nếu tôi chửa đẻ như lời đồn đại, họ phải biết, chứ không thể che giấu được.
Thay vì buồn bã hay thanh minh, tôi bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị, dành thời gian chăm con. Tôi nghĩ, mình làm đúng thì không việc gì phải sợ. Lâu dần, những tin đồn oan ức đó cũng tan biến', bà nói.
Vào buổi tối, sư cô dành thời gian dạy con gái út học Vị ni sư tâm sự, ngày mới nuôi Yến Nhi, bà gặp muôn vàn khó khăn. Người phụ nữ bình thường, khi mang thai 9 tháng 10 ngày, tình cảm mẹ con được gắn kết bằng máu mủ, đến lúc sinh đẻ, chăm con họ còn thấy vất vả.
Với ni sư Đàm Thanh sự vất vả đó càng tăng gấp bội phần, vì bà không sinh ra cháu, lại ở môi trường chùa chiền, kinh nghiệm nuôi trẻ không có, cộng thêm việc phật sự. Nếu không có tình thương yêu thực sự, sẽ khó mà vượt qua.
‘Tôi giật thót khi con gọi mình tiếng ‘mẹ’
Sau Yến Nhi, ni sư Thích Đàm Thanh tiếp tục nhận thêm 6 trẻ nữa vào vòng tay mình. Tất cả các con khi về chùa đều mang họ Trịnh - họ tục trần của ni sư trước khi xuất gia. Trên giấy tờ, bà là mẹ nuôi hợp pháp của chúng.
Từ năm 2002 - 2010, chùa Mía nhận đón 7 cháu nhưng thực tế chùa khai sinh, nhập khẩu cho 5 cháu đó là: Trịnh Yến Nhi, Trịnh Linh Nhi, Trịnh Bình Nhi, Trịnh Khánh Chung và Trịnh Ngọc Nhi. Còn hai cháu Trịnh Phương Nhi và Trịnh Minh Nhi do ni sư Thích Đàm Liên - em gái ni sư Thích Đàm Thanh nuôi dưỡng.
Các con đã xuống Hà Nội học nhưng sư cô vẫn giữ nguyên góc học tập như khi chúng ở chùa. 'Dù không có máu mủ, ruột già nhưng tôi yêu các con hơn cả bản thân mình’, ni sư xúc động nói.
Ni sư Thích Đàm Thanh chia sẻ, ngay từ khi các con biết nhận thức, bà luôn chủ động trò chuyện cho chúng nghe về gốc gác bản thân.
‘Mỗi lần cả nhà cùng ngồi xem tivi, có câu chuyện, bộ phim hay tin thời sự tương tự hoàn cảnh các con, tôi phân tích, giải thích cho chúng nghe. Qua đó, hướng các con tìm về cội nguồn.
Tư tưởng của nhà Phật là chữ ‘Hiếu’ đứng đầu, nếu quên đi cội nguồn, quên đi chữ ‘Hiếu’ trong lòng thì con người dù sống ở môi trường nào, sung sướng ra sao vẫn trở thành bất hiếu.
Bởi vậy, tôi hay nhắc nhở các con về việc tìm nguồn gốc, lai lịch của chúng, tìm được rồi, dù bố mẹ hoàn cảnh ra sao? hiển vinh hay phũ phàng, các con cũng phải chấp nhận. Vì họ là đấng sinh thành ra con’.
Sư cô và các con nuôi trong chuyến du lịch biển Ni sư Thích Đàm Thanh cho biết thêm, thay vì xưng hô theo ngôn ngữ nhà chùa, các con đều gọi bà là mẹ.
‘Lần đầu, tôi đã giật thót khi nghe con gọi mình tiếng ‘mẹ’. Bởi tôi sống ở chùa, ngôn từ phải thực sự cẩn trọng. Tôi băn khoăn, mang việc này hỏi 1 số nhà tri thức, họ phân tích cho tôi, câu cửa miệng đầu tiên của trẻ thơ bao giờ cũng gọi là tiếng ‘mẹ’ và ‘bà’. Nếu tôi không cho con gọi, thì đứa trẻ đó càng thiệt thòi. Hơn nữa, làm mẹ đâu nhất thiết phải là người sinh ra chúng.
Con xưng hô với tôi là thầy, sẽ chỉ là câu xã giao như bao phật tử khác nhưng khi gọi tôi bằng mẹ, sự gắn kết, tình thương và trách nhiệm của tôi dành cho con sẽ lớn hơn. Ngược lại, tình cảm các con dành cho tôi cũng sâu sắc hơn.
Chính vì vậy, tôi đã không còn bị ràng buộc hay nặng nề chuyện xác định xem con gọi mình bằng gì’, sư cô Thích Đàm Thanh nói tiếp.
Sư cô chia sẻ, toàn bộ việc nuôi trẻ, nhà chùa tự xoay sở, không kêu gọi tài trợ. Tuy nhiên, các phật tử, mạnh thường quân có lòng hảo tâm thường tự tìm đến hỗ trợ bằng vật phẩm. Điều đó, nhà chùa luôn ghi nhớ và biết ơn.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Khải - trưởng thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, TX Sơn Tây (Hà Nội) cho biết: 'Việc nhà chùa nuôi trẻ bị bỏ rơi được chính quyền và bà con hết sức ủng hộ. Sư cô Thích Đàm Thanh nuôi dạy trẻ rất tốt, các cháu đều ngoan ngoãn, đạt thành tích học tập giỏi.
Khi nhà chùa báo nhận trẻ mới, UBND xã cũng tạo điều kiện về thủ tục, giấy tờ để làm khai sinh, cho các cháu có quyền công dân và được hưởng các chế độ theo quy định nhà nước.
(Còn nữa)
Giấu gia đình, nữ bác sĩ Hà Nội đến chùa ở cữ
Sau mối tình nhiều buồn đau, nữ bác sĩ lựa chọn cuộc sống làm mẹ đơn thân, gần ngày sinh con, chị tìm đến chùa, nương nhờ cửa Phật.
">Ni sư một thời bị đàm tiếu, giật mình nghe tiếng con gọi mẹ
Ảnh: India Today Theo trang India Today, 9 cá nhân đã bị bắt giữ vì liên quan đến vụ trộm lô vàng trị giá hàng triệu USD, được chuyển từ Zurich, Thụy Sĩ tới sân bay quốc tế Toronto Pearson của Canada vào tháng 4/2023. Nhóm dàn dựng vụ trộm bao gồm hai nhân viên hãng hàng không Air Canada.
Cảnh sát trưởng khu vực Peel, ông Nishan Duraiappah chia sẻ: “Đây này là một câu chuyện giật gân và chúng tôi nói đùa rằng nó thuộc một loạt phim của Netflix”.
“Vào ngày 17/4/2023, lúc 3h56 chiều, một chuyến bay khởi hành từ Zurich, Thụy Sĩ đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Toronto Pearson chở theo lô hàng chứa 6.600 thỏi vàng nguyên chất, nặng 400 kg, trị giá hơn 20 triệu USD và số tiền ngoại tệ có giá trị tương đương 2,5 triệu CAD. Ngay sau khi hạ cánh, lô hàng đã được dỡ xuống và vận chuyển đến một địa điểm riêng trong khuôn viên sân bay”, cảnh sát Peel cho biết.
Sau đó, toàn bộ lô hàng đã bị cướp khỏi cơ sở vận chuyển hàng hóa an toàn của Air Canada trong sân bay Pearson. Vụ việc được trình báo cho cảnh sát vào ngày 18/4/2023. Cảnh sát Canada đã phối hợp với Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF) của Mỹ để bắt đầu một cuộc điều tra.
Sau cuộc điều tra, 9 cá nhân đã bị bắt với nhiều tội danh khác nhau. Trong số đó, có những người gốc Ấn Độ, bao gồm Parmpal Sidhu, Amit Jalota, Ammad Chaudhary, Ali Raza, Prasath Paramalingam, Simran Preet Panesar, Archit Grover và Arsalan Chaudhary.
Parmpal Sidhu, 54 tuổi, một cư dân Brampton và là nhân viên của Air Canada, phải đối mặt với cáo buộc trộm cắp hơn 5.000 USD và âm mưu thực hiện một hành vi phạm tội có thể bị truy tố. Simran Preet Panesar, cựu nhân viên Air Canada, Amit Jalota, Archit Grover, và Arsalan Chaudhary cũng phải đối mặt với cáo buộc tương tự.
Kim Ngân
Loại "vàng lỏng" bị ăn trộm nhiều nhất ở Tây Ban NhaDầu ôliu, món hàng được mệnh danh là "vàng lỏng" hiện là sản phẩm bị ăn trộm nhiều nhất tại các siêu thị ở Tây Ban Nha.">Vụ trộm vàng lớn nhất trong lịch sử Canada kịch tính như trên phim